Những bí mật đằng sau vụ án nghìn tỷ của bà Hứa Thị Phấn
Bà Phấn (được biết đến với tên gọi Sáu Phấn) quê ở An Giang. Năm 2001, bà đã tham gia lập Công ty Cổ phần đầu tư Phát triển Phú Mỹ, chuyên về kinh doanh bất động sản và nhiều lĩnh vực khác (công ty hiện có vốn điều lệ 200 tỷ đồng). Khi còn đương chức, bà Phấn đã cùng công ty này là cổ đông góp vốn với một số đối tác, thành lập nên một pháp nhân mới để đầu tư dự án khu căn hộ Regency Park tại phường An Phú, quận 2, TP HCM.
Tiểu sử bà Hứa Thị Phấn
Theo điều tra, trong 2 năm 2009-2010, bà Phấn (người sở hữu 84,92% cổ phần trong nhóm cổ đông Phú Mỹ) đã bỏ ra khoảng 2.000 tỷ đồng, nhờ người đứng tên thâu tóm Ngân hàng Đại Tín - Trust Bank và là người đứng sau hoạt động của ngân hàng lúc bấy giờ. Sau đó, bà tiếp tục sử dụng ảnh hưởng của mình, nhờ 29 cá nhân đứng tên vay của TrustBank số tiền lên tới 3.581 tỷ đồng.
>>>Tin liên quan: https://vietnambiz.vn/tags/tieu-su-hua-thi-phan-27660.tag
Kết quả tìm hiểu của cơ quan chức năng cho thấy sau khi lui về làm cố vấn, bà Phấn cùng với 2 cá nhân thân cận là Chủ tịch Hội đồng quản trị thời bấy giờ - ông Hoàng Văn Toàn và Tổng giám đốc Trần Sơn Nam tiếp tục rút tiền của TrustBank thông qua các phi vụ đầu tư, mua bán bất động sản…
Cụ thể là việc dùng tài sản là đất nông nghiệp giá trị 200.000 đồng mỗi m2 kê khống lên với giá 32 triệu đồng một m2. Dùng gần 1.000 tỷ đồng của ngân hàng để đầu tư trái phép vào các dự án kinh doanh bất động sản của bà Phấn. Sau đó, chính bà là người sử dụng khoản tiền này cho mục đích cá nhân.
Ngoài ra, bà và cộng sự thông qua việc mua bán tài sản giá thấp, nâng khống bán lại cho ngân hàng giá cao để thu lợi bất chính một loạt căn nhà tại các quận trung tâm TP HCM, như căn nhà số 10 Lý Tự Trọng (phường Bến Nghé, quận 1) với giá khoảng hơn 1.000 tỷ đồng, căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, được chính Ngân hàng Đại Tín định giá vào thời điểm 7/2011 là 290 tỷ đồng, nhưng đến đầu năm 2012 khi thị trường địa ốc đóng băng, lại được nhà băng này mua với giá 1.260 tỷ đồng.
Bà Phấn đang điều trị tại một bệnh viện ở quận 7 hôm 24/3. Ảnh: Yên Trang.
Kết quả tìm hiểu của cơ quan chức năng cho thấy sau khi lui về làm cố vấn, bà Phấn cùng với 2 cá nhân thân cận là Chủ tịch Hội đồng quản trị thời bấy giờ - ông Hoàng Văn Toàn và Tổng giám đốc Trần Sơn Nam tiếp tục rút tiền của TrustBank thông qua các phi vụ đầu tư, mua bán bất động sản…
Cụ thể là việc dùng tài sản là đất nông nghiệp giá trị 200.000 đồng mỗi m2 kê khống lên với giá 32 triệu đồng một m2. Dùng gần 1.000 tỷ đồng của ngân hàng để đầu tư trái phép vào các dự án kinh doanh bất động sản của bà Phấn. Sau đó, chính bà là người sử dụng khoản tiền này cho mục đích cá nhân.
Ngoài ra, bà và cộng sự thông qua việc mua bán tài sản giá thấp, nâng khống bán lại cho ngân hàng giá cao để thu lợi bất chính một loạt căn nhà tại các quận trung tâm TP HCM, như căn nhà số 10 Lý Tự Trọng (phường Bến Nghé, quận 1) với giá khoảng hơn 1.000 tỷ đồng, căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, được chính Ngân hàng Đại Tín định giá vào thời điểm 7/2011 là 290 tỷ đồng, nhưng đến đầu năm 2012 khi thị trường địa ốc đóng băng, lại được nhà băng này mua với giá 1.260 tỷ đồng.
Nhận xét
Đăng nhận xét